Lễ hội này thường tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hàng năm để cúng thần nước, tạ ơn thần đã phù hộ cho buôn làng luôn có nguồn nước sạch, mang lại cuộc sống ấm no, sức khỏe cho dân làng.
[youtube id=”Si2SewIsnH4″ align=”center” mode=”normal”]
Sau một thời gian khá dài, lễ hội cúng bến nước gần như biến mất trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Êđê ở tỉnh Khánh Hòa. Nhưng vài năm trở lại đây, lễ hội truyền thống của đồng bào Êđê đang dần được tỉnh Khánh Hòa khôi phục.
Lễ hội này thường tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hàng năm để cúng thần nước, tạ ơn thần đã phù hộ cho buôn làng luôn có nguồn nước sạch, mang lại cuộc sống ấm no, sức khỏe cho dân làng.
Cùng tham dự lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc Êđê ở buôn Lác, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Lễ cúng thường không thể thiếu cơm, rượu cần, thịt heo, trang phục, các loại dụng cụ sản xuất, săn bắn truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê và binh khí đuổi tà ma. Sau đó, thầy cúng sẽ khấn vái tổ tiên và thần linh xin phép được thực hiện lễ cúng.
Già làng Y Dú, cho biết:”Lễ cúng hồi xưa, từ ông cố hồi xưa là 1 năm mới là cúng bến nước buôn làng mình làm ăn là an khang, thịnh vượng, giàu đẹp, đi lên.”
Xuất phát từ quan điểm đa thần của cư dân nông nghiệp là vạn vật hữu linh, người dân tộc Êđê quan niệm rằng, bến nước cũng có thần trấn giữ bảo vệ.
Sau khi xin phép tổ tiên, đoàn người mang lễ vật đến bến nước cúng thần. Tại đây, thầy cúng thực hiện các nghi lễ cầu mong thần nước phù hộ cho người dân buôn làng một năm mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, mùa mang tươi tốt, mọi nguồn nước sạch từ trên núi đều đổ về con suối của buôn làng. Trong khi đó, binh sĩ sẽ sử dụng khiên, mác đánh đuổi tà ma làm cho con suối được sạch sẽ.
Ông Y Hy – Bí thư Đảng ủy xã Ninh Tây, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa cho biết:”Nhân các ngày hội lễ để cho cộng đồng các buôn làng để mà cùng tham gia, phát huy cái truyền thống VH tốt đẹp, bản sắc của dân tộc mình. Đây cũng là 1 cái cơ hội được tổ chức vừa là sinh hoạt, vừa là ý nghĩa là tuyên truyền để vận động để cho dân làng mình khôi phục những bản sắc VHDT của mình”.
Sau lễ cúng ở suối, mọi người lại trở về nhà của già làng và cùng nhau ăn uống, vui chơi. Trước đây, lễ cúng bến nước thường diễn ra trong 3 ngày, nhưng nay các nghi lễ được rút ngắn còn 1 ngày để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân.
Tuy vậy, lễ cúng bên nước của đồng bào dân tộc Êđê ở tỉnh Khánh Hòa vẫn giữ được bản sắc và theo phong tục, trong 3 ngày 3 đêm, người trong buôn không được tắm, giặt ở suối ./.